Giọng nói không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn là “tài sản” quý giá đối với những người làm việc trong các ngành nghề cần sử dụng giọng nói thường xuyên như MC, tư vấn viên, giáo viên, đào tạo, livestream hay streamer…v.v… Một giọng nói khoẻ sẽ giúp chúng ta giao tiếp và kết nối với mọi người xung quanh một cách hiệu quả. Tuy nhiên, sử dụng giọng nói không đúng cách hoặc thiếu chăm sóc có thể dẫn đến tình trạng khàn giọng mất tiếng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Hãy cùng Trung Voice khám phá nguyên nhân, bí quyết để ngăn ngừa tình trạng khàn giọng mất tiếng này và duy trì sự khỏe mạnh cho dây thanh quản nhé!

1. Hiểu về tình trạng khàn giọng và mất tiếng

1.1 Khàn giọng là gì?

Khàn giọng là hiện tượng giọng nói thay đổi, trở nên thô ráp, yếu ớt hoặc mất đi âm sắc tự nhiên. Nguyên nhân chủ yếu là mất kiểm soát về âm lượng, khiến dây thanh quản bị kích ứng hoặc tổn thương, dẫn đến việc phát âm khó khăn. Khi gặp trình trạng này, bạn có thể cảm thấy:

  • Giọng nói không rõ ràng hoặc đứt quãng.
  • Mệt mỏi khi phải nói chuyện lâu.
  • Khó khăn trong việc phát âm.

1.2 Dấu hiệu cảnh báo cần chú ý

Nếu bạn gặp phải tình trạng khàn giọng kéo dài, hãy chú ý đến các dấu hiệu sau để kịp thời có biện pháp xử lý:

  • Giọng nói thay đổi liên tục trong nhiều ngày: Đây là dấu hiệu dây thanh quản đang chịu áp lực và cần được nghỉ ngơi
  • Đau rát họng hoặc khó chịu khi nuốt: Cảm giác này có thể xuất hiện khi dây thanh quản bị kích ứng.
  • Mất khả năng phát âm rõ ràng: Nếu bạn không thể tạo ra âm thanh trong một khoảng thời gian dài, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe giọng nói.
Khàn giọng gây khó khăn trong giao tiếp

2. Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khàn giọng mất tiếng

Khàn giọng hoặc mất tiếng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các yếu tố sinh lý, môi trường và thói quen sử dụng giọng nói. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

2.1 Sử dụng giọng nói quá mức:

  • Nói lớn, hét lớn hoặc nói liên tục trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi là nguyên nhân chính làm căng dây thanh quản, dẫn đến tổn thương và gây ra tình trạng khàn giọng​​.

2.2 Viêm nhiễm thanh quản:

  • Các bệnh lý như viêm họng, cảm lạnh, hoặc viêm thanh quản do virus là nguyên nhân phổ biến gây kích ứng dây thanh.

2.3 Thói quen xấu:

  • Hút thuốc, uống rượu, hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại có thể gây kích thích và tổn thương thanh quản.

2.4 Môi trường khắc nghiệt:

  • Môi trường làm việc có khí hậu khô hanh, bụi bẩn hoặc ô nhiễm cũng góp phần làm dây thanh bị kích ứng, gây hại cho giọng nói.

2.5 Căng thẳng và áp lực tâm lý:

  • Stress hoặc căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến việc sử dụng hơi không đúng cách, gây hại cho giọng nói.

2.6 Thiếu chăm sóc giọng nói:

  • Không cung cấp đủ nước, không nghỉ ngơi sau khi sử dụng giọng nói nhiều, hoặc phát âm sai cách cũng có thể gây khàn giọng​.
Nói to hét lớn gây tổn thương thanh quản

3. Các phương pháp bảo vệ giọng nói hiệu quả

Để tránh tình trạng khàn giọng mất tiếng, bạn có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:

3.1 Kiểm soát giọng nói

  • Nói từng ý một, tránh nói nhiều, nói dài.
  • Tránh hét lớn hoặc nói thì thầm trong thời gian dài vì cả hai đều gây áp lực lớn lên dây thanh quản.
  • Hạn chế nói lớn tiếng hoặc sử dụng giọng ở cao độ quá cao​.
  • Nếu cần giao tiếp trong môi trường ồn ào, hãy sử dụng micro để giảm gánh nặng cho giọng nói.

3.2 Kỹ thuật hơi thở:

  • Hít thở sâu từ cơ hoành thay vì thở nông từ ngực.
  • Tập siết cơ bụng và tống hơi ra từ cơ hoành để âm phát ra chắc khỏe, nội lực hơn​.
  • Mở miệng cười để lấy thêm hơi.

3.3 Bài tập phát âm:

  • Hạ tông giọng, tập ngân và rung âm trầm nhiều bằng các nguyên âm A, O, Ô, I, U, Ư để hạn chế khàn giọng.
  • Thả thêm hơi vào từ giúp cổ họng giảm sự ma sát, giúp giọng nói mềm mại và lâu bền hơn​​.
Hướng dẫn cách luyện âm để cải thiện tình trạng khàn giọng mất tiếng

3.4 Uống đủ nước và duy trì độ ẩm

  • Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giữ dây thanh quản ẩm mượt.
  • Tránh đồ uống có cồn hoặc caffeine vì chúng làm khô dây thanh quản.
  • Không khí ẩm: Sử dụng máy tạo độ ẩm trong môi trường làm việc hoặc phòng ngủ.

4. Các thói quen tốt để duy trì giọng nói khoẻ mạnh

4.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

  • Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh để tăng sức đề kháng.
  • Tránh đồ cay, lạnh hoặc nhiều dầu mỡ vì chúng có thể kích thích họng.
  • Sử dụng các liệu pháp tự nhiên như kết hợp mật ong với nước ấm hoặc chanh, gừng để làm dịu cổ họng. Uống trà gừng ấm để giảm viêm và tăng cường tuần hoàn máu ở cổ họng.

4.2. Nghỉ ngơi đủ và tránh căng thẳng

  • Ngủ đủ giấc giúp dây thanh quản có thời gian phục hồi.
  • Học cách kiểm soát căng thẳng vì stress cũng làm giọng nói dễ bị ảnh hưởng.

4.3. Hạn chế các yếu tố gây hại

  • Ngừng hút thuốc hoặc tránh xa khói thuốc lá.
  • Đeo khẩu trang khi làm việc trong môi trường bụi bặm hoặc ô nhiễm.

4.4 Không làm dụng giọng nói

  • Tránh lạm dụng giọng nói, đặc biệt là trong các buổi tiệc ồn ào.
  • Tránh nói chuyện quá nhiều để dây thanh quản được nghỉ ngơi.
  • Đừng cố gắng nói khi giọng đã yếu để tránh tổn thương thêm.
Sử dụng các liệu pháp tự nhiên vô cùng hữu ích khi khàn giọng mất tiếng
Sử dụng các liệu pháp tự nhiên vô cùng hữu ích để ngăn khàn giọng mất tiếng

5. Kết luận

Giọng nói là tài sản quý giá cần được chăm sóc cẩn thận, đặc biệt với những ai thường xuyên sử dụng giọng nói trong công việc. Việc kiểm soát hơi thở, luyện tập phát âm và áp dụng các thói quen lành mạnh không chỉ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng khàn giọng mất tiếng mà còn duy trì giọng nói khỏe mạnh, tự tin và mượt mà trong giao tiếp hàng ngày.

Nếu bạn muốn bảo vệ và phát triển giọng nói một cách toàn diện, khóa học luyện giọng chuyên sâu “Giải Mã Giọng Nói” từ Trung Voice sẽ là người bạn đồng hành lý tưởng.
Hãy tham gia ngay hôm nay để khám phá tiềm năng giọng nói của bạn và chinh phục mọi thử thách giao tiếp!

Xem thêm các bài viết khác: Bí quyết sở hữu giọng nói nội lực

Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục giọng chua chói

Làm sao để đào tạo cả ngày mà không bị khàn giọng


0 Bình luận

Để lại một bình luận

Avatar placeholder

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *